Hướng dẫn làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới [Từ A – Z] – Từ xưa đến nay, khi bắt đầu về ở nhà mới xây thì người Việt Nam chúng ta thường làm lễ cúng nhập trạch. Vậy lễ cúng nhập trạch là gì? Đồ lễ cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì? Bài viết hôm nay, Taxi tải Thành Hưng sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất để bạn có thể chuẩn bị cho lễ nhập trạch của mình thuận lợi nhất!
Ý nghĩa về nghi lễ cúng về nhà mới
Lễ nhập trạch còn được biết với cái tên thuần việt hơn chính là lễ bài cúng về nhà mới, là một nghi lễ cổ truyền, lâu đời của người dân Việt Nam. Trong đó, chữ “nhập” nghĩa là vào, “trạch” chính là nhà. Nghi lễ này thường được thực hiện khi bạn muốn chuyển tới sinh sống ở một ngôi nhà mới xây dựng. Chúng còn được xem là bước “đăng ký hộ khẩu” với thổ địa và thần linh cai quản ngôi nhà.
Theo phong tục của ông cha ta để lại thì mỗi vùng đất đều có những vị thần linh cai quản. Chính vì thế khi trình diễn hoặc xin phép dọn đến một nơi bất kỳ thì cần đến thủ tục bài cúng về nhà mới. Khi thực hiện nghi thức lễ nhập trạch này còn thể hiện được lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần linh, Thổ Địa, cũng như thể hiện mong ước được các vị Thần che chở và phù hộ để có được một cuộc sống thuận hòa, êm ấm, suôn sẻ tại ngôi nhà mới.
Cúng về nhà mới còn hiệu nghiệm đối với những hình thức cải tạo hoặc nhà thuê không riêng gì các căn nhà mới xây. Tục lệ này đã xuất hiện hàng ngàn năm ở Việt Nam và vẫn được lưu truyền đến hiện tại.
Có thể bạn quan tâm: Những Điều Cần Biết Về Cúng Nhập Trạch Nhà Chung Cư Mới Nhất
Quy trình, thủ tục cho bài cúng về nhà mới
Cuộc sống hiện nay đặc biệt những người trẻ thì lại không nắm rõ những nghi thức cúng kiếng sao cho đúng. Vì vậy để có thể hoàn thành bài cúng về nhà mới hoàn hảo nhất thì sau đây sẽ là những bước hướng dẫn cúng về nhà mới cụ thể nhất dành riêng cho bạn.
Chọn ngày làm lễ về nhà mới như thế nào?
Việc có thể thực hiện bài cúng về nhà mới thì việc chọn ngày đẹp cho nghi lễ này là cực kỳ quan trọng bởi những ngày có sao xấu sẽ gây ảnh hưởng xấu tới gia chủ, gây ra nhiều trắc trở đối với thành viên trong gia đình. Chọn ngày làm lễ nhập trạch theo một trong 3 cách:
- Chọn ngày theo giờ Hoàng đạo. Khung giờ này là khoảng thời gian trời và đất giao hòa, phù hợp để thực hiện các việc trọng đại.
- Chọn theo tuổi của gia chủ. Điều này cần nhờ thầy phong thủy hoặc chuyên gia làm văn khấn nhập trạch về nhà mới.
- Chọn ngày theo hướng nhà. Do cúng về nhà mới nên việc lựa chọn thời gian làm theo hướng phong thủy cũng là một cách được nhiều người áp dụng, nhất là người làm kinh doanh.
Chuẩn bị lễ vật cúng nhà mới gồm những gì?
Bài cúng về nhà mới là một nghi lễ cực kỳ quan trọng khi ảnh hưởng đến nhiều mặt trong phong thuỷ. Vì thế, để tránh việc thiếu sót, mất nhiều thời gian trong việc chuyển nhà, gia chủ cần nắm rõ những gì cần chuẩn bị cho lễ chuyển nhà như dưới đây:
Mâm ngũ quả: Gồm 5 loại trái cây tươi, đẹp để bày biện. Những loại quả tươi thường dùng cho lễ nhập trạch là chuối, cam, bưởi, đu đủ, mãng cầu, dưa hấu,…Hoặc chọn theo đặc sản từng vùng miền sao cho phù hợp. Khi mua quả để thắp hương, bạn nên chọn quả tròn, màu tươi và không đặt quả có gai (loại quả gai mang sát khí).
Mâm hương hoa: chuẩn bị bao gồm hoa tươi, ba miếng trầu cao, một đĩa muối gạo, ba hũ đựng gạo, muối và nước trộn vào nhau. Trong đó nhang và giấy vàng bạc là thứ quan trọng không thể thiếu.
Mâm rượu thịt: Chuẩn bị một con tôm luộc, một quả trứng vịt luộc, một miếng thịt luộc, gà luộc để nguyên con, xôi. Ngoài ra còn có thuốc, ly trà và ly rượu mỗi loại 3 cái.
Thủ tục cúng dọn về nhà mới thì cần có sự xuất hiện của nước ngũ vị để hàn long mạch. Khi hương cháy hết thì bạn có thể lấy loại nước này tưới vào chân hoặc tường xung quanh.
Những điều cần chuẩn bị trước khi nhập trạch
Khi đã chọn được ngày lành tháng tốt khi tại khâu bài cúng về nhà mới vẫn còn một số quy định riêng nhằm ngăn chặn những điều không tốt trong quá trình cúng lên nhà mới. Vì vậy gia chủ cần chuẩn bị một số đồ vật và mâm cúng để làm lễ. Những món đồ chính có:
- Bếp than cần phải đặt ngay lối giữa khi bước vào nhà. Khi các thành viên trong gia đình bắt đầu bước qua bếp và đi vào nhà thì lửa tính hỏa sẽ loại bỏ những thứ không may mắn còn sót lại trên người.
- Tuyệt đối tránh việc sử dụng bếp điện vì trong ngày đầu tiên dọn tới thì nhà phải có ánh lửa, mêm sử dụng loại hình bếp than hoặc bếp ga.
- Khi bước vào căn nhà mới không nên đi tay không mà các vật phẩm may mắn như gạo, vàng, tiền bạc, muối, chổi mới,…sẽ được chào đón hơn.
Thủ tục làm lễ nhập trạch
Bước 1: Cần chuẩn bị một chiếc bếp than đặt ngay tại lối đi chính vào ngôi nhà mới. Người đứng tên trên sổ đỏ sẽ cầm bát hương thờ thổ công và bước qua bếp đầu tiên. Lưu ý chân trái sẽ bước trước rồi đến trường phải.
Bước 2: Sắp xếp theo vai vế từ lớn tới nhỏ thì các thành viên trong gia đình lần lượt bước vào. Người vợ sẽ cầm tư trang và tiền, con cái mang theo một số vật dụng khác. Chung quy lại các thành viên bắt buộc phải cầm theo một thứ mới khi vào nhà.
Bước 3: Trong lúc cúng dọn về nhà mới phải bật toàn bộ đèn trong nhà lên toàn bộ điện trong nhà và cửa sổ, cửa chính đều phải mở toát hết cỡ để hút vượng khí. Tiếp đến, gia chủ thực hiện nghi lễ cúng bái và xin thần linh ở trong ngôi nhà mới này. Và không thể thiếu lễ rước ông bà tổ tiên.
Bước 4: Phải sắp xếp các lễ vật sao cho hợp mệnh nhất sau đó mới được thắp hương. Khai lửa bếp và đun nước do chính trụ cột gia đình làm. Nước dùng để pha trà dâng lên ông bà tổ tiên.
Bước 5: Sau đó gia chủ bắt đầu đọc bài văn khấn nhập trạch về nhà mới. Rồi đến làm lễ yết cáo lên gia tiên và bố trí đồ đạc trong nhà.
Bước 6: Cuối cùng khi đã hoàn tất lễ bài cúng về nhà mới hãy bắt đầu bằng việc gia chủ và thành viên tiến hành lễ bái tạ thần linh cùng tổ tiên.
Nội dung bài văn khấn cúng về nhà mới
Văn khấn bài cúng dọn về nhà mới xây
Bài văn khấn dọn về nhà mới thuê
Có thể bạn quan tâm: Ý Nghĩa Của Thủ Tục Làm Lễ Cất Nóc Nhà Và Những Điều Cần Biết
Những lưu ý khi thực hiện nghi lễ nhập trạch
- Với việc chuẩn bị nước đun sôi lần đầu tiên tại ngôi nhà thì cần trong khoảng thời gian từ 5 tới 10 phút, nếu lâu hơn càng tốt thì mới tắt bếp.
- Nếu chỉ chọn lấy ngày tốt mà chưa chuẩn bị sẵn sàng để chuyển tới ở ngay thì mọi người trong gia đình cần phải ngủ ở nhà mới trong 1 đêm đầu.
- Sau khi đã khấn các thần linh về trú ngụ tại nhà thì gia chủ con làm lễ cáo yết (rước) gia tiên rồi mới được dọn dẹp đồ đạc. Sau khi dọn xong, gia chủ và toàn bộ người trong gia đình phải tổ chức lễ bái tạ tổ tiên, Thần Phật để cầu bình an.
- Nếu bất kỳ thành viên nào đang trong quá trình mang thai thì tốt nhất không nên chuyển vào nhà mới. Tuy nhiên, nếu cấp bách và không thể không chuyển vào nhà mới thì gia chủ cần mua 1 chiếc chổi mới và đích thân người chửa phải dùng chổi quét qua các đồ đạc 1 lượt rồi mới được chuyển vào.
Trên đây là thông tin thủ tục nhập trạch về nhà mới cần chuẩn bị những gì, hãy đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc khi nhập trạch để giúp gia đình bạn có một cuộc sống bình an, may mắn. Lưu ý rằng các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và tổng quát nên để đạt tính chính xác nhất thì hãy đến trực tiếp với Taxi tải Thành Hưng những người có chuyên môn về lĩnh vực này nhé.