Quy trình cấp phép xây dựng nhà xưởng là bước đầu tiên quan trọng để tiến hành dự án thi công xây dựng nhà xưởng, và đây cũng được xem là quá trình khiến
cho các chủ đầu tư đau đầu nhất.
Thế nhưng nếu bạn hiểu & nắm vững về bản chất quy trình thủ tục hành chính này thì công việc xin giấy phép để thi công xây dựng nhà xưởng sẽ trở nên vô cùng đơn giản dễ dàng. Với những thông tin mà Kho thép Miền Nam chúng tôi cung cấp sau đây, sẽ giúp bạn chủ động hơn và tiết kiệm được một khoản chi phí khi phải thuê các dịch vụ xin phép xây dựng.
Quy trình xin phép xây dựng nhà xưởng:
1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Chuẩn bị các loại hồ sơ theo quy định.
– Bước 2: Nộp hồ sơ trên tại Bộ phận tiếp nhận & trả kết quả của Uỷ ban nhân dân xã, Phường.
– Bước 3: Phòng Quản lý đô thị thành phố tiếp nhận hồ sơ & tiến hành thực hiện thẩm tra trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp giấy phép.
– Bước 4: Tổ chức cá nhân nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân thành phố.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở hành chính.
3. Thành phần hồ sơ:
– 01 Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu;
– 01 Bản sao có công chứng một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, đính kèm hồ sơ đo đạc hoặc trích lục hồ sơ kỹ thuật thửa đất của cơ quan chuyên ngành (đối với đất ở phường);
– 03 Bộ bản vẽ thiết kế;
4. Số lượng hồ sơ:
01 bộ.
5. Thời gian giải quyết:
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trừ ngày lễ và ngày nghỉ.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
cá nhân, tổ chức.
7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Phòng Quản lý đô thị.
8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép.
9. Lệ Phí:
lệ phí cấp giấy phép nhà ở 50.000 đồng.
Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng
Bước 1: Tiếp nhận 7 bảo quản vật tư thi công
Trong quy trình thi công xây dựng nhà xưởng, thì đây là một khâu khá quan trọng
Trong quá trình giao nhận vật tư có thể sẽ phát sinh thêm số lượng, chủng loại không đồng điệu, dẫn đến việc thừa thiếu không hợp lý. Do đó, trước khi thanh toán thì bạn cần phải kiểm tra một cách cẩn thận
Bước 2: Thi công nền móng cho nhà xưởng
– San lấp đất nền
– Định vị chính xác trục tim
– Đào móng hàng rào
– Thi công móng và đà kiềng
– Lu lèn nền đất
– Lu nền đá cho xưởng
– Thi công nền xưởng
Bước 3: Thi công khung thép
Các bộ phận kết cấu thép được gia công sẵn trước đó tại nhà máy, sau đó ở tại công trường chúng mới được ghép lại với nhau để tạo thành khung thép.
Các bộ phận kết cấu thành khung thép sau khi được lắp đặt xong sẽ bắt đầu lắp dựng khung thép.
Cáp giằng và xà gồ sẽ được lắp dựng sau khi hoàn thành lắp dựng khung thép.
Bước 4: Thi công vỏ bao che nhà xưởng
Vỏ bao che nhà xưởng có thể được làm bằng tường gạch, mái tôn hay là loại vật tư khác.
Bước đầu thi công vỏ bao che là xây tường, tiếp theo đến thi công phần mái.
Bước 5: Thi công hạ tầng
– Đã là nhà xưởng thì không thể thiếu các loại phương tiện xe tải trọng lớn ra vào thường xuyên nên nền đường cần phải được lu lèn đạt yêu cầu chất lượng.
– Lắp đặt đường ống thoát nước
– Bảo dưỡng bê tông nền đường, cắt ron chống nứt
Bước 6: Thi công hệ thống kỹ thuật
Hệ thống kỹ thuật gồm có hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất..
– Thi công bể chứa nước ngầm phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy
– Lắp đặt hệ thống chữa cháy
– Đi âm đường truyền hệ thống thông tin liên lạc
Bước 7: Hoàn thiện
– Kẻ vạch phân làn giao thông trong xưởng
– Đóng trần thạch cao nhà văn phòng
– Trồng hoa, cây cỏ các loại để tăng tính thẩm mỹ
Bước 8: Vệ sinh đưa vào sử dụng
Nhà xưởng sau khi đã hoàn tất các công đoạn xây dựng sẽ được vệ sinh tổng thể rồi mới bàn giao.
Các yêu cầu cần & đủ trong quá trình xây dựng nhà xưởng nhà kho:
Các thiết bị, phương tiện trong nhà xưởng nhà kho phải được lắp đặt sao cho:
– Giảm thiểu được sự nhiễm bẫn ở mức tối thiểu nhất
– Thuận tiện khi vệ sinh
– Vận hành đúng cách
Các phương tiện và những hệ thống quan trọng trong thi công xây dựng nhà xưởng
- Cung cấp nước:
Bố trí hệ thống cung cấp nước đầy đủ. Hệ thống nước uống và nước không uống phải được tách biệt.
- Thoát nước và xử lí chất thải:
Thiết kế hệ thống thoát nước, thoát chất thải hợp lý. Tránh gây nhiễm bẩn cho môi trường, thực phẩm hay nguồn nước.
- Phương tiện vệ sinh cá nhân:
Đặt ở những khu vực riêng biệt, hợp vệ sinh.
- Kiểm soát nhiệt độ
- Chất lượng không khí và sự thông gió
- Ánh sáng